33 câu hỏi phỏng vấn hại não của Uber
07 Feb 2016 | #startupSource: http://nego.vn/33-cau-hoi-phong-van-hai-nao-cua-uber-28290.html
Để có thể đặt chân vào một trong những công ty công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới, hãy chuẩn bị tinh thần cho những màn phỏng vấn cân não, những bài kiểm tra vừa khác thường, vừa hóc búa.
Ví dụ, muốn làm quản lý tại Uber, ứng viên tiềm năng phải kinh qua một bài kiểm tra phân tích kéo dài chừng… 2 tiếng đồng hồ. Còn với những vị trí đòi hỏi yếu tố sáng tạo nhiều hơn quản lý, như là Giám đốc Marketing, một chiến dịch tiếp thị phác thảo tương đối chi tiết là điều kiện đủ để khiến ban tuyển dụng an tâm với lựa chọn của mình.
Tuy nhiên, cũng nên nói là thay vì đưa ra những câu hỏi hay bài test “quái dị”, mang tính đánh đố và thậm chí khôi hài như Google và một số công ty khác, những câu hỏi phỏng vấn vào Uber khá chuyên môn, chất lượng, có trọng tâm và đi thẳng vào vấn đề. Có lẽ, đó cũng chính là sự phản ánh văn hóa doanh nghiệp tại Uber.
Dưới đây là danh sách 33 câu hỏi phỏng vấn “khoai” nhất được mạng xã hội tuyển dụng Glassdoor khai thác, sàng lọc và công bố.
Để thuận tiện cho việc theo dõi, các ứng viên được dịch là “Bạn” trong câu hỏi phỏng vấn.
-
“Bạn có sẵn sàng hi sinh đời sống cá nhân và các mối quan hệ của mình để tận hiến cho công ty 80-90 giờ làm việc mỗi tuần không? – Phỏng vấn vị trí Quản lý Vận hành Cộng đồng.
-
“Nếu ứng dụng Uber bị sập, bạn sẽ giải quyết vấn đề với các tài xế như thế nào?” – Phỏng vấn vị trí Điều phối viên Vận hành.
-
“Tôi thấy CV của bạn khá là thú vị đấy, nhưng mà hình như bạn chưa sử dụng dịch vụ Uber bao giờ thì phải? Sao chúng tôi lại nên tuyển bạn?” – Tiếp tục dành cho ứng viên Quản lý Vận hành Cộng đồng.
-
“Trong những ngày nghỉ lễ, bạn thuyết phục tài xế tiếp tục chạy xe bằng cách nào?” – Câu hỏi dành cho ứng viên vị trí Quản lý Hậu cần & Vận hành
-
“Với không quá 4 câu nói, hãy cho biết bạn sẽ nói gì để thuyết phục một tài xế tham gia mạng lưới Uber?” – Vị trí Quản lý Hậu cần & Vận hành
-
“Bạn có chút bất đồng quan điểm với ban quản lý sản phẩm. Khả năng thì là do họ ngu hay trình độ chuyên môn chưa đủ?” – Câu hỏi “gây choáng” dành cho một Kỹ sư phần mềm tiềm năng.
-
“Uber liệu có gây ra tắc đường không?” – Bài toán dành cho Chuyên viên khoa học dữ liệu “tương lai”.
-
“Trong phòng có 3 chiếc ghế lành, 1 chiếc ghế gãy; lúc đó có 5 người đang tiến vào trong phòng, 2 người bước vào cùng một lúc với nhau. Đâu là xác suất để người X ngồi được vào một chiếc ghế lành?” – Có lẽ, cái khó của câu hỏi này không phải là đưa ra đáp án, mà chính là màn đánh giá khả năng hiểu ý nghĩa câu hỏi của ứng viên vị trí Giám đốc Vận hành nhóm Tài xế.
-
“Không còn tí đời sống xã hội nào nữa, bạn thấy thế nào? – quả thực oái oăm cho ứng viên tiềm năng vị trí Quản lý Tiếp thị.
-
“Nếu như tôi là một tài xế Uber tố cáo công ty chưa trả đủ tiền công hứa hẹn và lừa dối tôi, bạn sẽ nói gì với tôi?” – một tình huống điển hình cần rèn luyện nhuần nhuyễn của Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Giả sử bây giờ công ty đưa bạn đến một thị trường mới toanh (ví dụ như thành phố Oklahoma chẳng hạn) và nói bạn sẽ có hai tuần trước khi chúng ta chính thức mở dịch vụ tại đây, làm gì thì làm đi! Vậy, bạn sẽ làm gì?” – vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Chiêu trò marketing nào của Uber khiến bạn thích thú nhất?” – đích thị là câu hỏi tuyển nhân viên của Quản lý Tiếp thị.
-
“Bạn dàn xếp khủng hoảng truyền thông với báo giới và chính phủ như thế nào?” – một câu hỏi giúp Uber tìm ra có năng lực nhất.
-
“Bạn sẽ nói gì với những tài xế định bỏ việc tại Uber?” – Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Bạn sẽ làm thế nào để tìm được các từ tiếng Anh cổ trong giai đoạn thế kỷ 16-17 đã lỗi thời? Cho phép bạn sử dụng công cụ tìm kiếm.” – vị trí Chuyên viên Phát triển Phần mềm.
-
“Một đối thủ của Uber mở dịch vụ ngay trong thành phố, tiềm lực vốn không giới hạn. Nếu bạn là họ, bạn sẽ làm thế nào để giật khách của Uber? Nếu bạn là Uber, bạn làm thế nào để giữ chân các tài xế?” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Thế mạnh của Uber so với Lyft là gì?” – dành cho ứng viên Đại diện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
-
“Đánh giá độ lớn thị trường taxi tại thành phố này?” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Hãy đánh giá nhu cầu ăn kem Uber của khách?” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Nếu chúng tôi yêu cầu bạn tìm ra thêm 100 tài xế mới trong tháng này, bạn sẽ thực hiện các bước như thế nào?” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Không có chút ngân sách nào, làm sao bạn lan truyền được chương trình UberLove?” – Vị trí Quản lý Cộng đồng.
-
“Uber định mở dịch vụ tại thành phố vệ tinh Milwaukee (thành phố nhỏ hơn Chicago city, Không phải thủ phủ bang Chicago). Bạn làm thế nào để đảm bảo cảm giác an tâm, công bằng đãi ngộ cho tài xế Milwaukee so với tài xế Chicago?” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Giả dụ một một tài xế Uber người da màu kiếm được 30đô/ cuốc xe với hoa hồng 20%. Bạn làm thế nào để thuyết phục người đó nâng cấp lên dịch vụ mới UberSuper với hoa hồng 25%. Việc nâng cấp sẽ phát sinh những chi phí nào? Ông ấy sẽ phải chạy thêm bao nhiêu cuốc xe một tuần?” – lần này là câu hỏi của Quản lý Vận hành & Hâu cần dành cho ứng viên của nhóm mình.
-
“Bạn sẽ làm việc như thế nào với những người cực kỳ khó chịu hoặc bất mãn với công ty?” – vị trí Quản lý Marketing Cộng đồng.
-
“Làm thế nào để kiểm tra được chiến lược sử dụng quảng cáo trả phí nhằm thu hút khách hàng mà Uber sử dụng có đem lại hiệu quả hay không?” – phỏng vấn ứng viên vị trí Chuyên viên khoa học dữ liệu.
-
“Bạn sẽ làm gì nếu như một đối thủ xuất hiện với chiến lược chia lợi nhuận với các tài xế tốt hơn so với Uber. Giả định hiện công ty áp dụng chính sách 80/20 (tài xế hưởng 80%, Uber 20%), còn đối thủ thì có ý đồ lôi kéo tài xế với chính sách 90/10.” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Hãy viết một lá thư gửi tới các tài xế.” - Vị trí Quản lý Vận hành & Hậu cần.
-
“Giả sử là bạn đã trúng tuyển vào Uber, xin chúc mừng! Hàng ngày đi làm, bạn dùng chính dịch vụ của hãng, song lại phát hiện ra tài xế cũng nhận chuyến thông qua ứng dụng của đối thủ. Lúc đó, bạn sẽ làm gì?” - Vị trí Quản lý Vận hành Cộng đồng.
-
“Bạn có thể làm gì để ngăn các tài xế thực hiện hành vi gian lận.” – Vị trí Điều phối viên Vận hành.
-
“Điều gì sẽ giúp bạn ở lại đây, thay vì phải khăn gói ra đi trong vòng 4 năm tới.” – vị trí Kỹ sư phần mềm.
-
“Một trong những đối tác xe muốn chấm dứt hợp tác, chúng ta phải làm gì?” – phỏng vấn nhân tài cho vị trí Quản lý.
-
“Bạn làm thế nào để lắp ráp một món đồ nội thật Ikea mà không cần sách hướng dẫn?” - ứng viên Đại diện hỗ trợ cộng đồng từ xa.
-
“Bạn có thể bắt kịp với nhịp độ công việc tại Uber không?” – Câu hỏi dành cho chính Giám đốc điều hành.